THÔNG TIN TUYỂN SINH 2023

Năm 2023, Khoa Kỹ thuật Điện tử 2 cơ sở đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh (mã BVS) sẽ tuyển sinh 02 ngành là ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử và ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa cụ thể như sau:

TT

Trình độ đào tạo

Mã ngành/Nhóm ngành xét tuyển

Tên ngành/Nhóm ngành
xét tuyển

Chỉ tiêu (dự kiến)

Tổ hợp xét tuyển

XT dựa vào KQ thi TN THPT(1)

Xét tuyển kết hợp(2)

XT dựa vào KQ ĐGNL, ĐGTD(3)

1

Đại học

7510301

Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử

70

5

5

Toán, Lý, Hóa (mã A00);
Toán, Lý, Anh (mã A01).

2

Đại học

7520216

Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

65

5

5

     

Tổng cộng:

135

10

10

 

Ghi chú:

(1) Tên phương thức XT: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (mã phương thức XT trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT là 100);

(2) Tên phương thức XT: Xét tuyển kết hợp (mã phương thức XT trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT là 410);

(3) Tên phương thức XT: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (mã phương thức XT trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT là 402);

Thí sinh sử dụng Tên và mã các phương thức xét tuyển nêu trên để đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (Áp dụng cho cả thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển riêng mà Học viện đã công bố).

Điểm trúng tuyển các năm:

TT

Mã ngành

Tên ngành

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển theo điểm thi THPT

Điểm trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

1

7510301

Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử

16,50

TTNV<=10

17,00

TTNV<=2

20,25

TTNV<=2

-

19,30

TTNV<=2

2

7520216

Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

-

-

-

-

-

-

23,78

19,40

TTNV<=4

Chi tiết về Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử: Xem tại đây.

Chi tiết về Ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa: Xem tại đây.

CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG

Năm 2023, Học viện tiếp tục duy trì chính sách học bổng cho các thí sinh đạt thành tích cao (đạt giải học sinh giỏi quốc tế, quốc gia hoặc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW) hoặc đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với 02 Loại học bổng là miễn 100% và  miễn 50% học phí trong năm học thứ nhất.

CƠ  HỘI THỰC TẬP NGHỀ KHI HỌC TẬP TẠI KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 2

Khoa hiện liên kết thực tập và  cung cấp nhân lực cho rất nhiều công ty tại TP. Hồ Chí Minh giúp sinh viên học tập tại khoa có cơ hội tiếp xúc học tập nghề mình học ngay khi còn đang học, ngay khi ra trường đã có kiến thức vững vàng để làm việc. Sau đây là một số công ty tiêu biểu:

  • Các công ty: Gia Khang, FA Việt nam, Song Huỳnh, Bến thành Automation …Hỗ trợ sinh viên thực tập các vần đề về các Hệ thống cung cấp điện, Điều khiển tự động, Đo lường công nghiệp, Nhúng công nghiệp, Sửa chữa bảo dưỡng điện – điện tử công nghiệp, Sửa chữa bảo trì điện lạnh, …
  • Các công ty: E-Silicon, Renesas, TMA solution: Hỗ trợ sinh viện thực tập về thiết kế vi mạch.
  • Các công ty: FPT, TELEQ, Viettel …: Hỗ trợ sinh viện thực tập trong các lĩnh vực về nhúng.

Ngoài ra hàng năm Khoa Kỹ thuật Điện tử 2 luôn thực hiện các đề tài nghiên cứu và  chuyển giao công nghệ cho các công ty trong và  ngoài nước, đây cũng là  cơ hội rất tốt cho sinh viên thực tập được các kỹ năng nghề nghiệp ngay trên ghề nhà  trường. Sau đây là  một số đề tài ứng dụng chuyển giao công nghệ tiêu biểu tại Khoa:

  • Thiết kế thi công hệ thống quản lý, xuất hàng tự động trong nhà  máy công nghiệp: Chuyển giao công nghệ tại nhà  máy xi măng Holcim Việt nam.
  • Hệ thống quản lý kho hàng tự động: Chuyển giao công nghệ tại nhà  máy xi măng Holcim Việt nam.
  • Thiết kế thi công bộ cân đóng bao tự động: Chuyển giao công nghệ tại công ty FA Việt nam.
  • Thiết kế thi công hệ thống đo mực nước tự động: Khu quản lý đường thủy nội địa, sở giao thông TP. HCM.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên ngành điện tử ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

  • Hệ thống nhúng: Đây l?một ngành đang phát triển rất mạnh trong những năm gần đây với rất nhiều các công ty trong và  ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực này như: VNPT, FPT, Viettel, …
  • Thiết kế vi mạch: Đây l?lĩnh vực điện tử công nghệ cao đang yêu cầu nguồn nhân lực lớn, được chính phủ khuyến khích phát triển. Hiện này hàng loạt các công ty toàn cầu đang đầu tư rất lớn vào Việt nam trong các lĩnh vực này như Intel, Samsung, … cùng với hàng loạt các công ty thiết kế chip trong nước đang đem lại cơ hội việc làm rất lớn cho các kỹ sư mới ra trường trong lĩnh vực này.
  • Tự động hóa: Rất nhiều sinh viên học tập tại khoa ra trường đang làm việc trong lĩnh vực này, với hàng trăm ngàn nhà  máy tại tam giá công nghiệp TP.HCM – Đồng nai – Bình dương và  hầu hết các tỉnh trên cả nước yêu cầu về các kỹ sư làm việc trong chuyên ngành này hiện rất lớn.

Các sinh viên học tập tại khoa ra trường 100% có việc làm theo đúng chuyên ngành học tập, có nhiều sinh viên tìm kiếm được việc làm ngay trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

Ngành Kỹ thuật điều khiển và  tự động hóa

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông PTIT Có Gì Hot?

Nhu cầu về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử trong thị trường việc làm hiện nay

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ khi muốn theo học ngành Kỹ thuật điện – điện tử chính là nhu cầu việc làm và khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp. Để giúp các bạn có thông tin về vấn đề này chúng tôi xin có những chia sẻ sau đây.

1. Tìm hiểu nhu cầu việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

Ngành Công nghiệp kỹ thuật điện – điện tử có vị trí quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cũng như sự phát triển của đất nước. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực thực sự của ngành khá cao.

Ngành Công nghiệp kỹ thuật điện – điện tử là ngành nhu cầu nhân lực việc làm cao trên toàn thế giới. Như tại các nước phát triển như Mỹ, Úc theo nhiều đánh giá, thống kê đây là ngành có cơ hội kiếm việc cũng như thu nhập cao.

Riêng với Việt Nam thì ngành kỹ thuật điện – điện tử có nhu cầu nhân lực cao. Tại TP Hồ Chí Minh theo một thống kế năm 2021 thì ngành sản xuất hàng điện tử chiếm 5, 46% tổng số nhu cầu nhân lực, tập trung chủ yếu vào nhân lực vị trí như nhân viên kỹ thuật cơ điện, công nhân lắp ráp thiết bị điện, kỹ sư điện tử…

Nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật điện – điện tử hiện nay.

Nhu cầu thực tế của các đơn vị doanh nghiệp cho ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử là rất cao. Chính vì thế, khả năng tìm việc làm của bạn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này khá dễ dàng.

Ngoài ra, các bạn có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, theo chuyên ngành học tập, khả năng, năng lực của bản thân. Với các bạn trẻ có năng lực cũng như trình độ ngoại ngữ có thể làm việc các công ty nước ngoài. Môi trường làm việc chất lượng cùng mức đãi ngộ hấp dẫn.

2. Yêu cầu doanh nghiệp về nguồn lao động ngành kỹ thuật điện – điện tử

Nguồn nhân lực của ngành kỹ thuật điện – điện tử tại Việt Nam vẫn còn khá yếu về kỹ năng và kinh nghiệm. Do đó, các doanh nghiệp, đơn vị luôn sẽ có những yêu cầu cho nhân lực của ngành.

Doanh nghiệp có nhiều yêu cầu về nguồn lao động ngành khi ra làm việc.

Những yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động ngành kỹ thuật điện – điện tử đó là:

Kiến thức chuyên môn về điện – điện tử và các thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, v.v.

Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế và mô phỏng như AutoCAD, MATLAB, Altium Designer, LabVIEW, v.v.

Kỹ năng cài đặt, bảo trì, sửa chữa và thay thế các thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, v.v.

Kỹ năng giải quyết vấn đề và phát triển giải pháp sáng tạo cho các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện – điện tử.

Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả.

Người lao động cần nắm vững các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, thiết kế và lắp đặt thiết bị điện tử, viễn thông, điều khiển tự động hóa, hệ thống năng lượng điện, v.v.

Khả năng học hỏi, cập nhật kiến ​​thức mới và áp dụng chúng vào công việc của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn yêu cầu các ứng viên có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập và giải quyết vấn đề một cách chủ động.

3. Trang bị những gì khi theo ngành kỹ thuật điện – điện tử?

Để theo học cũng như phát triển theo ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử các bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

Sinh viên học ngành kỹ thuật điện – điện tử cần trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng.

Kiến thức: Các bạn cần trang bị kiến thức chuyên ngành một cách chắc chắn. Nắm vững các kiến thức nền tảng mở rộng thêm nguồn kiến thức mới của ngành Kỹ thuật điện – điện tử. Kiến thức về toán học, vật lý, phần mềm thiết kế, kiến thức về lập trình, điện tử, viễn thông…

Kỹ năng: Kỹ năng là phần vô cùng quan trọng và các bạn cần trang bị và nắm chắc. Kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào đời sống, công việc. Kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, sáng tạo cũng như giải quyết vấn đề đều rất quan trọng và quyết định rất lớn tới thành công cho tương lai khi theo ngành điện – điện tử.

Qua những chia sẻ trên đây về nhu cầu ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử về việc làm sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, hãy gọi vào hotline 02838297220 nếu có thắc mắc về vấn đề tuyển sinh tại học viện PTIT cơ sở phía Nam.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Bài viết liên quan